Bạn có đang tìm cách chăm sóc tóc mỏng yếu, dễ gãy rụng hay không? Từ xưa ông cha ta đã nói: “Cái răng cái tóc là gốc con người”. Thật vậy, sở hữu một “suối tóc” bồng bềnh, suôn mượt và chắc khỏe là niềm ao ước của rất nhiều người. Mái tóc đẹp mang đến cho bạn một vẻ ngoài cuốn hút, rạng rỡ, không chỉ vậy nó còn có thể nói nhiều điều về sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, quá trình chăm sóc tóc không đúng cách cùng nhiều vấn đề về sức khỏe làm cho tóc yếu mỏng, dễ gãy rụng, tóc nhanh khô xơ và chẻ ngọn. Bạn đừng vội hoang mang vì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những giải pháp tối ưu để xóa tan nỗi lo về tóc yếu, trả lại mái tóc bồng bềnh, suôn mượt giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống.
Tóc mỏng yếu là gì?
Tóc mỏng yếu là tình trạng mái tóc mỏng xẹp, sợi tóc mỏng manh, khó tạo kiểu và đặc biệt là rất dễ gãy rụng. Tóc mỏng do nhiều nguyên nhân gây ra: tuổi tác, bệnh lý hay dinh dưỡng…
Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) đã chỉ ra rằng, cơ thể bình thường mỗi ngày có thể rụng 50-100 sợi tóc, sau đó tóc mới sẽ mọc lại từ các nang tóc cũ. Tuy nhiên, theo thời gian và tuổi tác, các nang tóc có thể ngừng “sản xuất” tóc hoặc ngưng cung cấp dưỡng chất cho sợi tóc, khiến tóc yếu và dễ rụng.
Vì sao sợi tóc yếu mỏng và rụng nhiều?
Mái tóc đẹp, dày khỏe là “món trang sức” vô giá của mỗi người. Tuy nhiên, một lối sống thiếu khoa học, chế độ ăn kiêng khem quá mức, căng thẳng kéo dài, thói quen tạo kiểu bằng hóa chất… và đặc biệt là sự mất cân bằng của thần kinh nội tiết là những nguyên nhân chính khiến tóc mảnh và yếu.
1. Chế độ ăn kiêng khắt khe quá mức dẫn đến thiếu chất
Cũng như các bộ phận khác trên cơ thể, nguồn “thức ăn” nuôi tóc chính là máu. Cơ thể cần dung nạp đầy đủ các chất cần thiết như: protein, kẽm, sắt, vitamin A, C, B6, omega-3, omega-6… Sau đó, nguồn dưỡng chất này được máu vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể, trong đó có tế bào mầm tóc.
Do đó, khi cơ thể ăn uống không đủ chất, ăn kiêng, loại bỏ chất béo để giảm cân… sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc, khiến tóc mọc chậm, èo uột, sợi tóc mỏng, ít bóng mượt và dễ rụng.
2. Stress, căng thẳng thường xuyên
Mỗi sợi tóc đều trải qua 3 giai đoạn trong vòng đời của nó (mọc – ngưng mọc – rụng), trong đó giai đoạn mọc kéo dài 2-6 năm. Thế nhưng, stress và căng thẳng có thể rút ngắn đồng hồ sinh học này và đẩy một số lượng lớn tóc đến giai đoạn chờ rụng và rụng nhanh hơn. Ở giai đoạn này, sợi tóc không nhận được dinh dưỡng nên sẽ rơi vào trạng thái èo uột, khô xơ và tóc mỏng thưa yếu là khó tránh khỏi.
3. Lạm dụng việc tạo kiểu tóc thường xuyên
Mái tóc là một trong những yếu tố giúp thu hút người đối diện, chính vì vậy không khó hiểu khi nhiều người thường xuyên thay đổi kiểu tóc để đẹp hơn. Nhưng việc thường xuyên “tẩm ướp” hóa chất lên tóc từ thuốc nhuộm, uốn, thuốc tẩy màu tóc, kéo tóc… có thể làm biến đổi cấu trúc tóc. Những thành phần hóa học có trong thuốc làm tóc như amoniac, Paraphenylenediamin, N-nitrosamine… đưa tóc bạn đến gần hơn với tình trạng hư tổn.
Chưa kể, trong các loại hóa chất làm tóc thường chứa chất làm “cháy” nang tóc. Khi nang tóc bị “cháy,” tế bào mầm tóc không thể hấp thụ được dưỡng chất trong cơ thể được nữa, tóc yếu ớt và rụng nhiều hơn.
4. Gội đầu quá nhiều lần
Thực tế, gội đầu đều đặn là thói quen tốt giúp da đầu sạch hơn, ngăn ngừa được khả năng viêm nhiễm da đầu. Tuy nhiên, nếu gội đầu quá nhiều lần (gội hằng ngày hoặc hơn) có thể gây xơ tóc, tóc mỏng và yếu. Bởi lúc này, tóc dễ mất đi lượng dầu tự nhiên, bên cạnh đó, các thành phần trong dầu gội còn sót lại có thể làm rối loạn quá trình mọc và rụng tự nhiên của tóc.
5. Mất cân bằng nội tiết
Nhiều người thường đổ lỗi cho việc tóc mỏng yếu hay rụng nhiều thuộc về yếu tố di truyền, chọn sai dầu gội… tuy nhiên nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự mất ổn định của thần kinh nội tiết. Hệ thống thần kinh nội tiết bị xáo trộn dẫn đến sự suy yếu của tế bào mầm tóc – nguyên liệu để hình thành sợi tóc và quyết định sợi tóc mọc lên khỏe hay yếu, dày hay mảnh, ngắn hay dài.
Cụ thể, cơ thể phụ nữ đang trải qua những giai đoạn quan trọng của cuộc đời như mang thai, sinh con hay bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh khiến lượng hormone trồi sụt thất thường dẫn đến sự mất cân bằng. Đây chính là yếu tố gây hại khiến tế bào mầm tóc suy yếu, chân tóc yếu và rụng tóc nhiều hơn mức bình thường.
Còn đối với nam giới, sự mất cần bằng thần kinh nội tiết nam (tình trạng mà hầu hết nam giới gặp phải khi lớn tuổi) làm cho cơ thể nam giới buộc phải tăng cường sản sinh hậu nội tiết tố nam. Đây chính là yếu tố gây hại hàng đầu khiến tế bào mầm tóc suy yếu nên tóc mọc lên yếu ớt, rụng nhiều hoặc chậm mọc lâu ngày tóc không mọc được nữa và gây ra hói đầu.
Bên cạnh đó, căng thẳng từ cuộc sống hiện đại khiến nam giới dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Khi đó, hệ thần kinh tiết ra chất P để cân bằng, tuy nhiên, chất này lại rất có hại cho tế bào mầm tóc, làm cho quá trình mọc tóc bị chậm, chân tóc yếu. Vậy, tóc yếu gãy rụng nhiều phải làm sao?
Cách chăm sóc tóc mỏng và yếu tại nhà
Tóc hay mảnh yếu do nhiều tác động của những yếu tố bên ngoài và một phần phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng nên điều bạn cần làm để có mái tóc dày mượt, chắc khỏe hơn chính là một chế độ chăm sóc tóc đúng cách từ bên trong lẫn bên ngoài.
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Có một chế độ ăn uống đầy đủ những chất thiết yếu giúp cho quá trình tái tạo tế bào và trao đổi chất của cơ thể diễn ra bình thường, nhờ vậy quá trình phát mọc tóc cũng diễn ra “suôn sẻ” hơn. Vậy, tóc mỏng yếu cần bổ sung gì hay nên ăn uống gì tốt cho tóc mọc nhanh dài?
- Protein: Chiếm 70% thành phần của tóc là keratin (một loại protein loại sợi cứng), vì vậy protein rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và chuyển hóa chất, làm cho tóc phát triển khỏe mạnh.
- Omega-3: Chế độ ăn giàu omega-3 và các axit béo sẽ giúp nuôi dưỡng tóc khô được ẩm mượt, giảm ngứa da đầu, ngăn gàu và phòng ngừa bệnh vảy nến. Omega-3 được tìm thấy trong cá trích, cá hồi, hạt lạnh…
- Nhóm vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B như B6, B12, B1 và axit folic rất cần thiết cho mái tóc phát triển khỏe mạnh. Thực phẩm cung cấp vitamin nhóm B là bơ, bông cải xanh, rau bina, atiso, đậu xanh, đậu nành…
- Cung cấp đủ những khoáng chất quan trọng như canxi, đồng, sắt, magie và kẽm. Hạn chế thức ăn nhanh vì chúng chứa nhiều chất béo không lành mạnh không tốt cho sức khỏe.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh chắc hẳn sẽ cho bạn một mái tóc chắc khỏe. Nếu cơ thể bị mất nước thì những dấu hiệu xấu sẽ xuất hiện đầu tiên ở tóc, tóc yếu, khô xơ và dễ gãy rụng.
2. Gội đầu đúng cách
Mặc dù gội đầu là việc làm thường nhật và đơn giản, nhưng nhiều người thường mắc phải sai lầm khiến da đầu bị tổn thương, tóc khô xơ. Vì vậy, cách chăm sóc tóc mỏng và yếu mà bạn nên lưu ý là:
- Chỉ nên thực hiện gội đầu từ 1-2 lần/ tuần.
- Trước khi gội đầu bạn nên gỡ rối cho mái tóc
- Nên gội đầu với nước ấm để lỗ chân lông mở rộng, từ đó loại bỏ được bụi bẩn
- Dùng lòng bàn tay hay đầu ngón tay chà nhẹ thay vì dùng ngón tay gãi mạnh.
- Lựa chọn loại dầu gội phù hợp với tóc có thể giúp giảm tình trạng rụng, xơ gãy và gàu.
- Không chải tóc khi tóc còn ướt, đặc biệt là không ngủ lúc tóc chưa khô, nếu không, tóc sẽ rụng nhiều hơn, khô yếu hơn.
3. Tránh các thói quen làm hại tóc
Trong hành trình cách chăm sóc tóc mỏng yếu, đôi khi bạn có thể gây hại cho mái tóc của mình. Nhưng chỉ cần những thay đổi nhỏ từ thói quen hàng ngày có thể giúp ngăn tóc yếu mỏng thêm và cải thiện độ dày của mái tóc.
- Đội mũ khi đi bơi để tránh hóa chất trong hồ bơi, sau đó xả tóc lại với nước sạch.
- Quấn tóc vào khăn để làm khô tóc (tránh chà xát bằng khăn) hoặc để tóc khô tự nhiên
- Tránh sấy tóc hay tạo kiểu khi tóc ướt
- Hãy nâng niu và học cách chăm sóc tóc mỏng yếu từ việc giảm thiểu sử dụng hóa chất (thuốc nhuộm, thuốc duỗi) lên tóc quá nhiều lần để có một mái tóc đẹp hơn.
- Tránh dùng dây cột tóc quá chặt hay đội mũ quá chật vì sẽ làm giảm áp lực lên chân tóc, giảm tình trạng gãy rụng và khô yếu ở tóc.
- Đội nón rộng vành để bảo vệ tóc, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
- Ngừng hút thuốc lá. Vì thuốc lá làm giảm lưu thông của máu đến cơ thể, kể cả da đầu.
- Hạn chế sử dụng chất có cồn và cafe, đồ uống có gas vì làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó, sẽ giảm lượng tóc rụng và tóc sẽ trở nên chắc khỏe hơn, tình trạng tóc yếu cũng được cải thiện.
4. Massage da đầu thường xuyên
Cách chăm sóc tóc mỏng và yếu từ việc massage da đầu cũng giúp kích thích cho nang tóc phát triển, cải thiện chân tóc bị yếu. Tần suất massage tốt nhất cho da đầu là từ 3-4 lần/tuần, mỗi lần từ 10-15 phút.
Bạn có thể kết hợp với một số loại tinh dầu như dầu dừa, oải hương, oliu… để tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, tăng hiệu quả hơn trong quá trình massage da đầu kích thích mọc tóc. Ngoài góp phần kích thích tóc mọc, massage còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, tinh thần sảng khoái hơn.
5. Đắp mặt nạ cho tóc ngay tại nhà
Bạn có biết rằng, thay vì tốn nhiều chi phí cho các loại kem dưỡng tóc, hấp tóc tại spa thì thực hiện đắp mặt nạ cho tóc từ nguyên liệu thiên nhiên là cách cung cấp dưỡng chất cho mái tóc từ bên ngoài, giúp tóc mềm mượt và óng ả hơn. Ngoài ra, đắp mặt nạ cho tóc đều đặn 2-3 lần/ tuần sẽ giúp cho mái tóc của bạn cũng có thể hạn chế khô xơ và giòn của tóc.
Một số lưu ý dành cho bạn khi đắp mặt nạ cho tóc:
- Người sở hữu mái tóc dầu nên đắp mặt nạ từ 1-2 lần/ tuần, đắp cho phần thân tóc là chủ yếu.
- Với mái tóc khô và xoăn, nên đắp mặt nạ từ 2-3 lần/ tuần và thoa dưỡng chất cho cả chân tóc và ngọn tóc.
- Đối với tóc nhuộm, uốn hay tóc đã trải qua xử lý hóa chất bạn nên thường xuyên đắp mặt nạ để tránh bị khô xơ, dễ gãy.
6. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục làm đổ mồ hôi giúp làm sạch da đầu nhờ vậy làm thông thoáng chân tóc. Mỗi ngày bạn nên dành 30 phút và 5 ngày mỗi tuần để tập luyện thể dục thể thao, từ đó tạo điều kiện cho chân tóc phát triển khỏe mạnh, giảm tóc rụng và yếu. Tập thể dục cũng giúp bạn có một tinh thần khỏe mạnh, giảm căng thẳng mệt mỏi.
Từ cơ sở đó, giới chuyên gia đã nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm với hai công thức chuyên biệt riêng cho nam và cho nữ chứa Cynatine và các tinh chất quý từ thiên nhiên, có khả năng điều hòa thần kinh nội tiết, bảo vệ và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển, nhờ đó cải thiện tình trạng tóc mỏng yếu ngay từ gốc, cho tóc mọc lại chắc khỏe, bóng mượt.
Ngày nay, phương pháp dưỡng sợi tóc mỏng yếu không chỉ dừng lại ở các phương pháp bên ngoài như đổi dầu gội, dùng tinh dầu, đắp mặt nạ tóc… Để tóc càng ngày càng chắc khỏe, hết mỏng yếu, tạm biệt hư tổn… việc cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt được xem là xu hướng mới, được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Quan tâm cách chăm sóc chân tóc mạnh và yếu từ bên trong bằng việc bảo vệ và cung cấp dưỡng chất cho tế bào mầm tóc phát triển khỏe mạnh cùng lối sống khoa học sẽ loại bỏ tình trạng tóc yếu, mỏng dễ gãy rụng, nhờ vậy đem đến cho bạn một mái tóc chắc khỏe, dày bóng và mềm mượt.
Trên đây là các giải pháp hướng dẫn cách chăm sóc tóc mỏng yếu gãy rụng được các chuyên gia tổng hợp và khuyên dùng. Đừng quên tập thể dục đều đặn nhé!