Cách trị da đầu nhờn hiệu quả là phải giải quyết được tận gốc nguyên nhân làm gia tăng quá mức lượng dầu trên da đầu. Nếu bạn cảm thấy da đầu mình luôn bóng nhờn khiến tóc bết dính, hãy dành thời gian đọc bài viết này để biết chính xác lý do và giải pháp khắc phục tình trạng da đầu nhờn và ngứa phù hợp nhất.
Da đầu nhờn là gì?
Da đầu nhờn là hiện tượng các tuyến bã nhờn trên da đầu hoạt động quá mức dẫn đến tình trạng dư thừa dầu. Dầu quá nhiều khiến da đầu dễ bám bụi bẩn, sinh ra gàu và làm cho mái tóc bết dính vào nhau. Chân tóc có thể bị tắc nghẽn do bã nhờn tích tụ lâu ngày, dần dần gây viêm da đầu và rụng tóc bất thường. Mái tóc khỏe tạo ra một lượng dầu nhất định để cung cấp độ ẩm cho da đầu và bảo vệ tóc của chúng ta. Lượng dầu tiết ra khác nhau tùy thuộc vào loại tóc, thói quen vệ sinh và lối sống của mỗi người.
Nếu cảm thấy tóc mình bết dầu hơn mức bình thường và mong muốn có giải pháp cải thiện hiệu quả, bài viết này dành cho bạn. Không chỉ biết được nguyên nhân khiến lượng dầu tăng tiết bất thường, bạn còn có thêm kiến thức về kỹ thuật chăm sóc tóc đúng cách và da đầu hữu ích, giúp kiểm soát dầu nhờn, ngăn chặn rụng tóc và tăng mọc tóc từ gốc.
Nguyên nhân khiến da đầu tiết nhiều dầu nhờn, ngứa và hôi
Dầu (bã nhờn) giúp bảo vệ và hỗ trợ tóc khỏe mạnh hơn, nhưng da đầu tiết bã nhờn nhiều vượt mức cần thiết vừa làm mất dáng tóc vừa tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm. Để tìm được cách khắc phục da đầu nhờn hiệu quả, bạn cần phải xác định được chính xác nguồn gốc gây ra hiện tượng này là gì?
1. Gội đầu quá nhiều
Bạn có thể không bao giờ nghĩ đến chuyện gội đầu nhiều lần (tuần gội trên 4 lần) cũng làm cho da đầu “thừa thãi” dầu nhờn. Điều này được giải thích là mỗi lần bạn gội đầu, dây thần kinh sẽ truyền đến da đầu tín hiệu cần phải sản xuất thêm bã nhờn. Nếu bạn gội đầu thường xuyên, đương nhiên da đầu sẽ tăng tiết chất nhờn nhiều hơn bình thường.
2. Gội đầu bằng nước nóng
Nước nóng có thể giúp loại bỏ bụi bẩn và thông thoáng chân tóc rất tốt, nhưng lại cũng chính là tác nhân khiến da đầu sản sinh dầu nhờn quá mức và nhiều gàu. Bạn chỉ nên dùng nước ấm khi gội đầu và dưỡng tóc, đồng thời xả tóc lại bằng nước lạnh để khóa lớp biểu bì giữ độ ẩm tự nhiên cho tóc.
3. Sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
Dùng dầu gội đầu và các sản phẩm chăm sóc tóc bao gồm dầu xả, nước xịt dưỡng tóc… không phù hợp sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Nhất là người thuộc tuýp da dầu, nếu dùng sản phẩm thiên về cấp ẩm sẽ càng làm “tràn kho dầu” trên da dầu khiến tóc lúc nào cũng bóng nhẫy.
4. Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da dầu (chàm da mỡ), là một dạng kích ứng và viêm da với sự xuất hiện của những mảng da có vảy màu hồng phát triển ở vùng da có nhiều tuyến dầu, trong đó có da đầu. Khi bị viêm da tiết bã nhờn, da đầu luôn trong trạng thái bứt rứt, khó chịu và phần chân tóc như “tắm trong dầu”. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của da dầu.
5. Di truyền
Cường độ làm việc của tuyến bã nhờn và độ dày của tóc phụ thuộc một phần vào gen. Vậy nên, nếu người thân “nổi tiếng” da đầu nhiều dầu thì bạn có nguy cơ tóc bóng dầu rất cao.
6. Mất cân bằng nội tiết tố
Lượng dầu sản xuất bởi các tuyến bã nhờn hoàn toàn phụ thuộc vào hormone. Do đó, khi thần kinh nội tiết thay đổi trong các thời kỳ đặc biệt như dậy thì, mang thai và sinh nở, tiền mãn kinh – mãn kinh, mãn dục nam… sẽ khiến tuyến bã nhờn gia tăng tiết dầu.
Ngoài những nguyên nhân gây da đầu đổ dầu nhờn nhiều chính kể trên, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức còn bởi gặp được các điều kiện thuận lợi sau:
- Gội đầu không sạch dễ khiến bụi bẩn hoặc dầu gội vẫn còn tồn đọng trên da đầu.
- Chế độ ăn uống tập trung chủ yếu vào nhóm thực phẩm giàu chất béo.
- Chải tóc và vuốt tóc thường xuyên.
- Thói quen đội mũ nhiều giờ liên tục làm bức bí da đầu.
- Một số bệnh liên quan đến tuyến thượng thận, tuyến yên và buồng trứng.
- Sử dụng các loại thuốc chứa steroid.
Khi chất nhờn tiết ra quá nhiều, tóc của bạn sẽ bết dính rất khó chịu”, gàu cũng nhanh hình thành và nguy hiểm nhất là dễ gãy rụng tóc. Do đó, điều cần kíp là tìm ra cách trị da đầu nhờn đúng cách để bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc.
Cách trị da đầu nhờn nhiều tại nhà mang lại hiệu quả tích cực
Da đầu bóng nhờn, tóc bết dính vào nhau là hình ảnh thiếu thẩm mỹ mà bạn muốn xóa đi trong tâm trí người đối diện? Vậy thì hãy thử ngay một trong những phương pháp chữa trị da đầu đổ dầu nhờn tại nhà sau đây:
1. Tinh dầu
Một số loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng phân hủy bã nhờn và làm thông thoáng lỗ chân lông trên da đầu, điển hình là tinh dầu bạc hà và tinh dầu cây trà (dầu tràm trà). Sau khi gội sạch đầu, bạn nhỏ một hoặc hai giọt tinh dầu lên tóc và da đầu rồi xoa bóp nhẹ nhàng.
Ủ tinh dầu bằng mũ trùm đầu khoảng 20 – 25 phút thì xả sạch lại bằng nước ấm. Bạn nên ủ tinh dầu 2-3 lần tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
2. Giấm táo
Dầu xả tóc mang tên giấm táo có khả năng cân bằng lượng dầu và độ pH của da đầu. Bạn chỉ cần pha ba phần nước với một phần dấm táo, rồi thoa đều dung dịch này lên da đầu. Ngâm tóc trong giấm táo vài phút (5 phút) thì gội sạch lại đầu bằng dầu gội và dầu xả thường dùng.
3. Nha đam
Sử dụng nha đam là cách giảm nhờn da đầu và thúc đẩy tuần hoàn máu ở da đầu, giúp tóc chắc khỏe hơn. Bạn có thể dùng một vài giọt gel nha đam nguyên chất để loại bỏ bã nhờn sau khi gội đầu sạch sẽ. Giữ gel nha đam trên tóc khoảng 20 phút, rồi xả lại bằng nước lạnh. Nếu đã từng đọc qua bài viết cách ủ mọc tóc bằng gel nha đam, chắc chắn bạn cũng sẽ hiểu vì sao nó được ưa chuộng tới như vậy.
4. Nước cốt chanh
Chứa axit citric, nước cốt chanh giúp cân bằng độ pH và giảm chất nhờn trên da đầu. Thoa nước cốt chanh lên da đầu khoảng nửa giờ trước khi gội đầu. Làm điều này trước khi bạn gội đầu sẽ giúp kiểm soát lượng dầu trên da đầu rất tốt.
5. Nước trà xanh
Nước trà xanh chứa axit tanin – một dạng polyphenol có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa, đồng thời có tác dụng kiểm soát dầu nhờn hiệu quả cho da. Bạn sử dụng nước trà xanh như nước xả cuối sau khi đã gội đầu. Cách này sẽ không chỉ làm giảm độ dầu trên vùng da đầu, mà còn khiến cho mái tóc mềm mại và suôn bóng.
6. Cà chua
Cũng như nước cốt chanh, cà chua chứa axit citric nên có thể giúp loại bỏ dầu nhờn. Cách trị nhờn da dầu bằng cà chua rất đơn giản. Bạn xay nhuyễn 1 – 2 quả cà chua, rồi đắp lên da đầu. Giữ mặt nạ này trong nửa giờ, sau đó gội đầu sạch như bình thường, da đầu của bạn sẽ bớt nhờn dính đáng kể.
7. Thay đổi lối sống – giải pháp khắc phục tình trạng bã nhờn da đầu nhiều
Giữ tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng sẽ góp phần giúp cơ thể điều tiết lượng dầu ổn định và cân đối. Cùng với đó, bạn cần thay đổi một số thói quen có hại cho mái tóc và xây dựng lối sống khoa học, cụ thể:
- Hạn chế vuốt tóc vì bàn tay thường chứa nhiều mồ hôi, vi khuẩn làm cho tóc mau dơ và sinh nhiều dầu.
- Người da đầu nhờn nên gội đầu cách nhật và nếu làm công việc ngoài trời, bụi bặm, và đổ nhiều mồ hôi, thì có thể gội đầu mỗi ngày.
- Lựa chọn dầu gội chứa các chất kiềm dầu như ammonium, natrisunfat… để hạn chế phát sinh dầu trên tóc.
- Tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và tăng cường các loại rau, củ, quả tươi.
- Tích cực chống nắng, bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách đội mũ, thoa gel dưỡng tóc khi ra ngoài.
Trường hợp bị bệnh ở tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc buồng trứng thì cần phải điều trị các bệnh này theo phác đồ của bác sĩ. Sau khi chữa khỏi các bệnh “đích”, tình trạng dầu nhờn sẽ được cải thiện.
Lưu ý: Nếu nhận thấy chăm sóc da đầu nhờn bằng một hay nhiều phương pháp tại nhà nhưng không thành công, thậm chí tình trạng còn trở nên nghiêm trọng hơn, kèm theo các biểu hiện xấu khác như ngứa, rụng tóc, viêm da… bạn nên đến bệnh viện da liễu thăm khám. Từ việc xác định cụ thể nguyên nhân da dầu đổ nhờn bất thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách khắc phục thích hợp nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về cách trị da đầu nhờn bết dính
Bên cạnh việc tìm kiếm các cách giảm bã nhờn trên da đầu hiệu quả, người có da đầu nhiều dầu thường băn khoăn về những vấn đề sau:
1. Tại sao da đầu nhờn nhưng tóc lại bị khô?
Chất nhờn đóng vai trò giữ ẩm cho tóc. Vậy tại sao da đầu dư dầu, tóc vẫn bị khô? Tóc khô do nhiều yếu tố khác nhau, có thể kể đến là:
- Di truyền
- Dùng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp
- Thường xuyên sấy tóc hoặc tẩy tóc, nhuộm tóc làm mất đi lớp dầu tự nhiên của tóc
- Tóc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, gió…
Như vậy, dù không bị thiếu chất nhờn, tóc bạn vẫn bị khô là điều bình thường. Bạn nên điều chỉnh thói quen dưỡng tóc và bảo vệ tóc để cải thiện tình hình.
2. Tại sao da đầu nhiều dầu dễ bị ngứa?
Da đầu tiết quá nhiều chất nhờn, cộng thêm bụi bẩn là môi trường lý tưởng để các loại nấm và vi khuẩn sinh sôi gây viêm da dầu, dẫn đến ngứa. Hơn nữa, nhiều dầu khiến da đầu đổ gàu. Và khi da đầu bị phủ một lớp gàu trắng muốt thì ngứa ngáy, khó chịu vô cùng.
3. Tại sao da đầu nhờn gây rụng tóc?
Tóc bị rụng nhiều hơn bình thường khi da đầu tăng tiết chất nhờn là bởi khi tóc bết dính, bụi bẩn bám chặt ở chân tóc, gây viêm làm tổn thương nang tóc. Nang tóc bị hư hại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào mầm tóc – mạch nguồn sự sống của 1 sợi tóc.
Bên cạnh đó, da đầu bết dầu đi kèm với chứng rụng tóc thì cần xem xét đến các trường hợp rối loạn nội tiết hoặc miễn dịch. Cách giải quyết tối ưu và an toàn nhất cho những đối tượng da đầu nhờn kèm theo biểu hiện rụng tóc nhiều này là sử dụng các tinh chất thiên nhiên để cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể và thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển trở lại (có thể kết hợp với điều trị da liễu nếu cần thiết). Qua đó, giúp da đầu kiểm soát dầu, giảm rụng và mọc tóc mới nhanh khỏe.